Phạm Huyền Trang – Cô giáo “Dạy Văn không chỉ là vì đam mê”

Tình yêu với môn Văn học và mong muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến thế hệ trẻ chính là điều thôi thúc cô giáo Phạm Huyền Trang trở thành giáo viên Ngữ văn. Sau khi tốt nghiệp Đại học, thay vì công tác nghiên cứu và học hàm vị cao, cô Trang chọn cách đứng giảng dạy cho các em học sinh, giúp các em chinh phục tri thức và hiện thực hóa những ước mơ của mình!

Cô giáo Phạm Huyền Trang tốt nghiệp cử nhân Văn Học, Ngữ Văn và Sư Phạm Tiểu Học của Đại Học Sư phạm Hà Nội. Đạt nhiều giải thưởng về sáng tạo trong dạy học theo chương trình SGK mới và có nhiều năm giảng dạy Ngữ văn tại các ngôi trường Quốc tế và Công lập tại Hà Nội. Cô Trang cũng có hơn 10 năm công tác, với nhiều kinh nghiệm giảng dạy, luyện thi cho học sinh giỏi Văn tại các kỳ thi cấp Thành phố và Quốc gia.

Không chỉ thế, cô còn xây dựng trung tâm Toán – Văn – Anh chất lượng cao Tây Hồ, Nơi quy tụ những giáo viên giỏi và chất lượng chuyên môn cao, là một giáo viên đa năng không những chuyên Anh – Văn mà Toán – Văn cũng là thế mạnh vì thế với vốn kiến thức và nhiệt huyết tuổi trẻ của mình môn Văn của cô được rèn luyện nhiều.

Với quan điểm giáo dục: “Giáo dục là con đường giải phóng cái tôi và định hình nhân cách”, cô Trang luôn tâm niệm daỵ học là ươm mầm tri thức, mang đến cho học sinh không chỉ kiến thức mà là nhiều kỹ năng khác. Đặc biệt với môn Văn, học Văn còn là học cách làm người, cách sống tốt và giúp thay đổi tính cách, quan điểm sống của mỗi học sinh.

Cô giáo dạy Văn chia sẻ cô luôn tâm đắc với câu nói của Hoài Thanh “Văn chương gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thầy cô là những người luôn có niềm tin, qua văn chương, mỗi học sinh sẽ được nâng đôi cánh của tâm hồn, nhạy cảm và tinh tế trong đời sống, tôn trọng, yêu thương chính bản thân và mọi người. Đó là cội nguồn của hạnh phúc và những giá trị nhân văn.

Và cũng bởi thế, dù dạy học ở môi trường nào, với đối tượng học sinh như thế nào, cô Trang cũng luôn tìm tòi, sáng tạo, thay đổi các phương pháp dạy học vừa giúp học sinh hiểu hơn về môn Văn, và quan trọng là thay đổi tư duy của các em về môn học vốn bị xem là nhiều chữ, từ đó giúp kích thích sự sáng tạo của các em. Bởi với sự phát triển của giáo dục hiện nay, việc tạo dựng môi trường học tập sáng tạo, học qua trải nghiệm là chìa khóa quan trọng góp phần làm nên thành công cho các em.

Đến với trung tâm Toán – Văn – Anh chất lương cao Tây Hồ, các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 sẽ được GV có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm tham gia giảng dạy tại các trung tâm, các trường giảng dạy, các lớp học đều có nhóm zalo để trao đổi, báo cáo kết quả định kì để phụ huynh có thể nắm được quá trình học tập của các con. Học trực tiếp cùng giáo viên, cùng đội ngũ trợ giảng chuyên nghiệp, “thắc mắc ở đâu giải quyết ngay ở đó”. Ôn tập và nắm chắc các kiến thức đã học, làm quen với kiến thức mới, sẵn sàng ôn thi chuyển cấp,…

Theo cô Trang, để học sinh đạt kết quả tốt nhất thì ngoài phương pháp dạy của giáo viên, sự nỗ lực của chính các em thì còn cần cả sự đồng hành của phụ huynh.

“Mình may mắn khi các phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con. Họ lắng nghe và thực hiện những gì mình nhắn tin trong nhóm học tập. Những câu nào con làm chưa được, tại sao lại thế, phải sửa như thế nào,… họ đều lắng nghe, trao đổi lại với cô giáo. Con học đến đâu, những phần gì, họ đều nắm được”, cô Trang chia sẻ.

Cô Trang cũng lời khuyên đến các bạn học sinh, nếu muốn học tốt Văn thì khi học phải hiểu bài ngay tại lớp. Học Văn không đồng nghĩa với học vẹt mà phải tư duy, suy nghĩ. Thuộc kiến thức bằng cách hiểu và thực hành làm bài tập chứ không ngồi đọc đi đọc lại.

“Văn học cũng là một trong các môn khoa học vì thế học phải tư duy, không học vẹt vô nghĩa thì mới thành công được”, cô Trang nhận định.

( Cherry Trần )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *